Bánh ướt phương lang, đặc sản quảng trị
Đặc sản Miền Trung Tin tức du lịch

Bánh ướt Phương Lang, mắm đam Trà Trì: “Vị quê nhà, Nơi xa xứ”

Quảng Trị không chỉ là một miền quê hương với đặc sản “Gió Lào cát trắng” và “nghĩa trang liệt sĩ” mà đậm chất ẩm thực gắn liền với hương vị quê nhà với nhiều đặc sản phong phú trong đời sống của người dân nơi đây như cháo bột Kẻ Diên, bánh ướt Phương Lang, mắm đam Trà Trì, canh ám làng Lam và những người con xa quê. Hôm nay chia sẽ với Quý vị một trong số đặc sản Quảng Trị là hai đặc sản đặc trưng của quê nhà vĩ tuyến 17.

  • Tips: Quý vị nào ở phương xa TpHCM, Bình Dương, Vũng Tàu, Đồng Nai… nhớ cố hương muốn thưởng thức đặc sản Quảng Trị như bánh ướt phương Lang Quảng Trị… gọi Ms Thương ☎ 0972-911-988 để đặt hàng nhé.

[Đặc sản Quảng Trị] – “Bánh ướt Phương Lang”

Bánh ướt Phương Lang là một trong những món ăn nổi tiếng Quảng Trị. Món bánh này gắn với Làng nghề bánh ướt Phương Lang đã có cách đây cả thế kỷ về trước. Cũng làm từ gạo nhưng bánh ướt Phương Lang mang vị thơm ngon, trở nên thân thuộc với người nông dân. Về đây du khách rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh các gánh bánh ướt của những người phụ nữ tần tảo, chịu thương chịu khó đi khắp ngõ hẻm để bán.

Có dịp đi du lịch Quảng Trị, dừng chân thăm làng Phương Lang thuộc xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, du khách sẽ biết rõ hơn về câu chuyện làng này đã gắn bó với nghề làm bánh ướt truyền thống từ rất lâu rồi. Và món bánh dân dã này đã trở thành một đặc sản của làng quê bình yên giản dị, gắn liền với con người nơi đây mộc mạc. Cứ đâu đó nhắc đến Phương Lang là người ta lại nhớ đến bánh ướt và những người dân ở làng thật đôn hậu niềm nở, rất hiếu khách.

Bánh ướt phương lang, đặc sản quảng trị
Bánh ướt phương lang, đặc sản quảng trị

Cũng như bánh ướt từ nhiều nơi, bánh ướt Phương Lang được làm từ nguyên liệu chính là gạo. Gạo sau khi được vo sạch rồi đem đi ngâm nước một đêm. Sáng hôm sau những người làm bánh sẽ tiến hành xay gạo thành bột nước rồi tráng trên một chiếc nồi hơi đang sôi.

Bánh ướt Phương Lang là một món ăn nổi tiếng Quảng Trị nhưng lại giản dị đến lạ thường. Phải chăng chính sự giản dị cũng là yếu tố đóng góp, khiến cho món bánh được biết đến và được yêu thích bởi rất nhiều người. Cách làm bánh ướt Phương Lang khá đơn giản, người ta sẽ dùng một miếng vải có độ dày vừa phải sau đó tráng một lớp bột lên trên, miếng vải có bột sẽ để trên nồi hơi đang sôi, một lúc thì lấy bánh ra. Tuy nhiên, cái khéo léo của người dùng đó là bánh tráng không được quá dày, cũng không quá mỏng, và họ sẽ xếp thành từng chồng bánh tráng lên nhau. Bánh ướt Phương Lang có thể dùng nóng, hoặc nguội đều ngon.

Bánh ướt phương lang, đặc sản quảng trị
Bánh ướt phương lang, đặc sản quảng trị

Ăn cùng bánh ướt Phương Lang thì không thể thiếu thịt heo luộc cùng rau sống. Thịt heo phải là loại thịt có nhiều nạc, từng miếng thịt mềm, chắc, phần mỡ sắn luộc lên được thái mỏng. Tiếp đó không thể thiếu chén nước chấm được làm từ nước mắm, có pha đường và ớt cay xè.

  • Tips: Quý vị nào ở phương xa TpHCM, Bình Dương, Vũng Tàu, Đồng Nai… nhớ cố hương muốn thưởng thức đặc sản Quảng Trị như bánh ướt phương Lang Quảng Trị… gọi Ms Thương ☎ 0972-911-988 để đặt hàng nhé.

Một chiếc bánh ướt Phương Lang cuốn thêm miếng thịt, thêm vài lát rau sống rồi chấm vào chén mắm cay nồng lên tận mũi, vừa thưởng thức vừa thấm vị béo của thịt, vị cay của ớt và bùi bùi, ngòn ngọt của bánh ướt. Cứ thế ăn mãi không chán!

Vùng đất Quảng Trị luôn có nhiều đặc sản tự nhiên, dân dã mà ngon lành. Bánh ướt Phương Lang là một đặc sản như thế. Món ăn xứng đáng đứng đầu trong danh sách những món ăn mà du khách nên thưởng thức khi về vùng đất Quảng Trị một khi nào đó.

[Đặc sản Quảng Trị] – “Mắm đam Trà Trì”

Làng Trà Trì, xã Hải Xuân, Hải Lăng, Quảng Trị nổi tiếng với đặc sản mắm đam (thường gọi là mắm cua đồng).

  • Tips: Quý vị nào ở phương xa nhớ quê muốn thưởng thức đặc sản Quảng Trị tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu… vui lòng gọi Ms Thương ☎ 0972-911-988 để đặt hàng nhé.
Cây rau sôông , đặc sản quảng trị
Cây rau sôông , đặc sản quảng trị

Loại mắm được làm từ con đam (cua đồng) bắt ở đồng ruộng; người dân ở đây bắt đam ở ngoài đồng, đem về ngâm nước vài hôm cho nhả hết bùn đất, sau đó cho vào cối giã nhuyễn, thêm vài gáo nước lã rồi vớt ra lọc lấy nước cua; cho muối hạt vào nước đam đã được lọc và khuấy đều; sau đó, cho vào hũ sành đậy kín (muốn thơm ngon thì cho vài lát măng tre xắt nhỏ). Trong vòng một tuần lễ là dùng được mắm, khi nào ăn thì múc ra cho thêm phụ gia như ớt chín, vài lát gừng, lá hành và một ít đường, bột ngọt. Mắm đam có thể để nhiều tháng liền mà không sợ ngả mùi nếu chịu khó cứ vài hôm dùng đũa khuấy đều và khuấy liên tục. Mắm đam dùng với cơm trắng lúc còn đang nóng hoặc dùng mắm đam chấm rau luộc ăn với cơm là rất tuyệt, nhất là vào mùa đông, rét.

Tham khảo thêm đặc sản Quảng Trị: “Canh ám làng Lam” (làng Lam Thủy, xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị

Bài viết của tác giả Nguyễn Đăng Dương (trích đăng từ https://www.thesaigontimes.vn/40384/New-patisserie-for-bread-lovers.html )

(TBKTSG) – Cùng với cháo bột Kẻ Diên, bánh ướt Phương Lang, mắm đam Trà Trì, món canh ám làng Lam Thủy cũng là một trong những đặc sản ẩm thực ở vùng Hải Lăng (Quảng Trị). Đó là một món ăn bình dân mà người dân làng Lam Thủy đi xa luôn nhớ đến như một hương vị quê nhà.

Làng Lam Thủy thuộc xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị – nơi có dòng sông Vĩnh Định hiền hoà chảy qua chia làng làm hai nửa. Ở nơi đó dù là trai hay gái, già hay trẻ đều nấu được món canh ám nấu từ hai nguyên liệu chính là cá lóc (quê tôi gọi là cá tràu) và rau sôông (*).

Muốn nấu canh ngon thì cá lóc phải là cá lóc đồng, nếu cá có trứng là càng tuyệt vời. Cá lóc được làm sạch khi đang sống, thái từng lát. Sau khi làm xong, bỏ cá vào nồi rồi đổ ít nước vào và đun sôi bằng lửa than. Các loại gia vị được nêm khi cá vừa chín và tiếp tục đun cho cá thấm. Gia vị dùng cho canh ám gồm hột ném giã nhuyễn, dầu ăn, ớt bột, muối, tiêu, đường và bột ngọt.

Rau sôông vốn là một loại cây rau dại, thân có nhiều gai nhỏ; lá có vị chua, hình như bàn tay; cây già có hoa màu vàng. Có nơi gọi là cây rau chua. Do được dùng nhiều nên người ta trồng nhiều trong vườn nhà; cây này rất dễ trồng, thậm chí những người Lam Thủy sống trong thành phố cũng có thể trồng rau sôông trong chậu trên sân thượng để thỉnh thoảng được ăn tô canh ám cho đỡ nhớ quê nhà.

Khi nấu canh, rau phải tươi, vừa hái trên cây xuống, rửa sạch. Gọi là rau, nhưng phải gồm cả lá, cọng và thân non của cây. Nhiều người nấu canh ám mà chỉ lấy phần lá, canh sẽ giảm hẳn vị ngon của rau. Cọng và thân cây có thể cắt làm từng đoạn hoặc cuộn tròn rồi cho vào nồi, đổ nước vào rồi thúc lửa cho nước sôi một lát rồi vớt cọng và thân cây ra (nếu để thì khi ăn dễ mắc xương của cây và nhìn nồi canh không đẹp).

Canh ám làng lam thủy đặc sản quảng trị
“Canh ám làng lam” đặc sản quảng trị

Vớt hết thân cây rồi mới cho lá rau vào đun tiếp; sau đó mới cho cá lóc vào nồi (cá đã xào với gia vị). tiếp tục đun cho nồi canh vừa sôi là được. Trứng cá lóc được phi gia vị sẽ nổi trên mặt nồi, lấp lánh vàng đỏ, nhìn rất hấp dẫn. Trong khi đó thì nước canh sẽ trong vắt, có thể nhìn được những lát cá chìm dưới đáy nồi.

Nước canh rau sôông vừa béo, vừa có vị chua nhạt, vị chát. Chỉ cần chan nước canh vào bát cơm trắng cũng đã thấy ngon rồi. Món canh này thường ăn kèm rau sống, gồm cải tươi non (cắt nhỏ), cây chuối đá non bằng cổ tay được bóc rồi thái mỏng, bắp chuối non được thái mỏng, ngoài ra có thể có thêm cánh hoa vạn thọ và ít giá…. Khi chan canh lên bát, rồi bỏ rau sống vào ăn cùng thì đúng là một món ngon khó quên. Trường hợp những ai quá hơi men, thì canh ám là món có tác dụng giã rượu rất hiệu quả.

Người dân quê tôi dùng món canh ám trong bữa ăn hàng ngày và cả trong ngày giỗ, tết. Trước đây, món canh dân dã này cũng có mặt trong tiệc cưới, nhưng ngày nay canh ám đã nhường chỗ cho những món ăn lạ, cầu kỳ và đắt tiền hơn.

________________________________________________

(*) Chúng tôi không được biết những vùng, miền khác có loại cây này hay không và có tên gọi khác là gì! Do cách phát âm đặc biệt của người vùng quê từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Bình, tên loại rau này không thể viết theo lối ráp vần theo đúng chính tả của chữ Việt: chỉ có chữ U đứng trước và chữ I đứng sau chữ Ô; chỉ có một chữ Ô đứng trước, sau hoặc giữa phụ âm khác. tử vi hàng ngày

Vì thế, xin dùng cách viết đặt hai chữ Ô cạnh nhau theo cách đã được người Việt viết và đọc khá phổ biến để gọi cái SOONG (nồi), vốn là danh từ tiếng Pháp được Việt hóa (như “bi đông” đựng nước, “ghi đông” xe đạp, “vô lăng” ô tô v.v… Mong bạn đọc thông cảm.

  • Tips: Quý vị nào ở phương xa nhớ quê muốn thưởng thức đặc sản Quảng Trị tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu… vui lòng gọi Ms Thương ☎ 0972-911-988 để đặt hàng nhé.

© SẢN PHẨM DU LỊCH